Nhiều nhà trí thức Việt
II- Hoàng cảnh xã hội Việt Nam trứớc và sau khi xâm lượt Tàu bị đuổi khỏi Việt Nam năm 939 :
a- Trước khi người Tàu xăm lăng nước Việt :
1- Nhiều cổ sử gia Trung Quốc và nhất là Chu Cốc Thành trong sách “Trung Quốc Thông Sử” viết rằng : “Viêm tộc (Việt tộc) có mặt khắp Trung Hoa cổ đại trước khi các dòng tộc khác tràn vào, nên Viêm tộc kể như chủ đầu tiên. Khi Viêm tộc đã định cư rồi, Hoa tộc còn sống đời sống du mục tại Tân Cương, Thanh Hải, rồi sau mới đến đánh chiếm đất của Viêm tộc và bị Si Vưu lảnh tụ của Viêm tộc chống cự.
Người Tàu theo mẩu tổ chức xã hội củaViệt tộc mà tổ chức xã hội của họ. Oái ăm thay liền sau đó họ cho Việt tộc là man rợ chỉ có họ mới là văn minh. Dân văn minh Tàu tiếp thu văn hóa và cách sống của dân man rợ Việt tộc để rồi tự xưng chỉ họ là văn minh thôi!!
2- Lương Khải Siêu, một nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng Trung Quốc (1873-1920) cũng thừa nhận rằng tổ tiên của người Trung Hoa vốn là một sắc dân du mục khởi lên từ phía Tây Bắc, rồi tràn xuống chiến thắng những giống man tộc ở lưu vực sông Hoàng Hà, và càng ngày càng tràn ra khắp cả trên cỏi đất đại lục (Lê Chí Thiệp 1973:23). Lương Khẳi Siêu cũng gọi chúng ta là man rợ!
3- Trần Trọng Kim trong “Việt Nam Sử Lược”(trang 5) viết : “Lại có nhiều người Tàu và Việt Nam nói rằng nguyên khi xưa đất nước Tàu có giống Tam Miêu ở. Sau giống Hán tộc (tức người Tàu bây giờ) ở phía tây bắc đến đánh đuổi người Tam Miêu đi, chiếm lấy vùng Hoàng Hà lập ra nước Tàu, rồi dần dần xuống phía nam, người Tam Miêu phải lẫn nấp vào rừng hay là xuống ở miền Việt Nam ta bây giờ.”
Chúng ta thấy rõ dân Tam Miêu có liên hệ về chủng tộc với dân tộc Việt Nam hiện tại. Quả đúng như thế : Nhà dân tộc học Trung Quốc Vương Đồng Linh viết “Dân Tam Miêu-Bách Việt xưa gồm Âu Việt có Miến, Thái, Lào; Miêu Việt có Mèo, Mán; Lạc Việt có Việt, Mường. Tất cả dân Miêu này là Bách Việt. Vì họ chế tác nhiều thứ từ lửa nên gọi là Viêm. Tất cả họ, nhất là ngành Việt đã cùng Hoa tộc làm nên Nho giáo.”
Vậy cổ sử Trung Quốc chứng minh rằng biên giới của nước Việt lên tận phía bắc lưu vực sông Hoàng Hà. Do đó Hà Đồ và Lạc Thư mà người Tàu cho là Phục Hi và vua Đại Vũ nhà Hạ đi chơi trên sông Hoàng Hà làm ra không có cơ sở đáng tin vì Hà Đồ, Lạc Thư, thuyết Âm Dương và Kinh Dịch có trước khi người Tàu xăm chiếm đất của Bách Việt.
4- Tất cả phương pháp khoa học chứng minh rằng Hoàng Đế, Vua Nghiêu, vua Thuấn là những nhân vật thần thoại được tạo dựng lên vào cuối đời nhà Chu (Giáo sư Lương Kim Định). Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết : “Hoàng Đế (Hoangdi) là một vị vua huyền thoại và anh hùng văn hóa Trung Quốc trị vì khoảng 2698 TCN đến 2599 TCN. Ông được coi là một trong Ngũ Đế. Hoàng Đế, tên thật là Công Tôn Hiên Viên, là con của bà Phù Bửu. Thân mẩu ông đã nằm mơ thấy sao Bắc Đẩu rơi vào mình mà thụ thai sinh ra ông.” Tiểu sử cho thấy rõ Hoàng Đế là một nhân vật thần thoại đúng như Giáo sư Lương Kim Định đã nói.
b- Trong khi Tàu đô hộ nước ta và sau khi họ bị đánh đuổi về nước :
Trong âm mưu đồng hóa dânViệt, người Tàu không chừa việc gì mà không làm để xóa bỏ cái lịch sử của dân tộc ta. Cái quan trọng bậc nhất là giấu hay tiêu hủy chữ viết của Việt tộc để họ đôc quyền viết sử cho dân ta. Theo ông Đổ Thành, người Triều Châu, viết trong “Bách Việt Sử : Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử” dựa trên “Việt Tuyệt thư” hay “Việt Tuyệt ký”(tài liệu thời Xuân Thu-Chiến Quốc 770 - 480 trước Công Nguyên)) rằng nhà Thương đã thừa hưởng chữ viết và văn hóa của Việt tộc. Không có gì ngạc nhiên là kẻ chiến thắng có toàn quyền bắt kẻ chiến bại làm nô lệ, chiếm hửu đất nước với tất cả tài sãn thiên nhiên, chiếm văn hóa và cả luôn chữ viết nếu họ chưa có (chữ viết). Lịch sử thế giới chứng minh điều này : dân La Mã (Latin) đã cưởng đoạt vần A, B, C của dân bị trị Etruscan để phiên âm tiếng nói dân La Mã ở Âu châu. Tiếng Việt trong thời Xuân Thu-Chiến Quốc được gọi là Nhã Ngữ (Nhã là đẹp, văn nhã). Tần Thủy Hoàng “qui định” dùng Nhã Ngữ để thống nhất hóa chữ viết và tiếng nói của Trung Quốc.
Khổng An Quốc, cháu 12 đời của Khổng Tử viết đề tựa cho Kinh Thư rằng “… Lỗ Công Vương thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Kinh Thư phần Ngu (Đế Thuấn), Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ khoa đẩu cổ văn do ông cha chúng tôi cất giấu (tránh lệnh đốt sách của Tần Thủy Hoàng). Chữ khoa đẩu bỏ đã lâu người đương thời không ai đọc được nữa, phải lấy sách nghe được ở Phục Sinh khaỏ luận văn nghĩa, định chổ nào đọc được, dùng lối chữ lệ cổ viết sang thẻ tre dài hơn sách của Phục Sinh hai mươi lăm thiên.”
Năm 2010, chúng tôi về thăm nhà có ghé viến chùa Thiên Mụ ở Huế. Người hướng dẫn viên giải thích lịch sử xây cất chùa này. Dưới thời Bắc thuộc, người Tàu thâm hiểm xây một bức tường cắt đứt “long mạch” của Việt Nam tại vùng chùa này để cho dân Việt ngàn đời không ngóc đâù lên nổi. Vua Việt được thầy địa cho biết. Vua không dám làm phật lòng kẻ thống trị, bèn cho xây cất chùa Thiên Mụ ở vùng đó. Mục đích chính là phá cái bức tường “cắt long mạch” đó để dân ta vùng lên. Việc tin nơi thầy địa còn thấy trong việc vua Gia Long dời đô về Huế vì thầy địa bảo rằng : “Hoành sơn nhất đái, vạn đại chung thân”, nghiã là dời đô về Huế thì dòng dỏi con cháu sẽ làm vua đời đời.
Người Tàu ra sức mô tả dân Việt một cách thậm tệ hơn là man rợ. Sử gia Đào Duy Anh trong sách “Lịch Sử Việt Nam”(từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX) chép (tr.66) : “ Sách Hậu Hán Thư cho biết các đất Giao Chỉ bộ, tuy đã đặt ra quận huyện, nhưng ngôn ngữ khác nhau, có thông ngôn mới hiểu. Người như cầm thú, không phân biệt trưởng ấu, búi tóc ở gáy, đi chân không, lấy vải luồn qua đầu làm aó. Về quận Cửu Chân, sách ấy chép rằng tục lấy săn bắn làm nghề nghiệp, không biết cày bằng trâu bò, dân thường phải nhờ Giao Chỉ giúp lúa cho, thường ăn túng thiếu… Lại dân Lạc Việt không có lễ phép giá thú, chỉ theo dâm hiếu…, không biết tình cha con, không biết đạo vợ chồng. Đó là những lời của lớp sĩ đạo phu Trung Quốc chép về nhân dân Giao Chỉ và Cửu Chân. Óc kỳ thị chủng tộc, óc tự cao tự đại của kẻ thống trị và ý thức hệ độc tôn của nhà nho khiến họ dùng những lời khinh bỉ mù quáng khi nói đến những dị tộc bị họ chinh phục mà văn hóa và phong tục khác hẳn với văn hóa và phong tục của họ…”
Tiếp sau đây là lời chính Khổng Tử ghi lại trong kinh Xuân Thu “ biết bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa trong giới vua chúa quý tộc Trung Hoa.”
Khổng Tử đã đem những gì nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam, đặt để thành những quy luật, trật tự cho xã hội phương Bắc (Bách Việt Tiên Hiền Chí).
Dưới ách nô lệ, các viên thái thú Tàu như Tích Quang và Nhâm Diên đốt sách viết bằng chữ khoa đẩu và bắt dân ta học chữ Tàu, nói tiếng Tàu và thi cử bằng tiếng Tàu. Do đó khi người Tàu bị đánh đuổi khỏi nước ta, họ đã để lại một số lớn trí thức uyên thâm Hán học.
Trước và sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước cuối cùng thì các nước đó có cùng một thứ tiếng nói và chữ viết tuy không hoàn toàn thống nhất như sau khi Tần Thủy Hoàng sai Thừa Tướng Lý Tư thống nhất chữ viết và tiếng nói. Như đã thảo luận ở trên, tiếng Việt Nhã Ngữ được Tần Thủy Hoàng “qui định” dùng để thống nhất hóa chữ viết và ngôn ngữ cho toàn thể Trung Quốc. Sử kiện này thấy được trong thực tế đời sống hằng ngày : Khổng Tử đã đi phục vụ cho các vương quốc khác nhau ở Trung Nguyên. Nếu các vương quốc và dân nước đó không hiểu tiếng nói và chữ viết của nước Lỗ thì ngài làm sao phục vụ được? Khổng Tử dẫn học trò đi chu du đất Trung Nguyên để phổ biến tư tưởng của ngài. Các nước Lỗ, Sở, Ngô, Việt, Tề, Tần,vân… vân … đều thấm nhuần tư tưởng của ngài thì các nước đó phải đọc và hiểu được chữ viết của nước Lỗ của Khổng Tử. Bằng chứng thứ hai là bách khoa toàn thư Wikipedia có bài về “Chữ Hán và ký hiệu” (Chinese Scripts and Symbols) viết : “…trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất chữ viết năm 221 TCN, các nước ở Trung Nguyên (China) có cùng một thứ chữ viết mà họ có thể đọc hiểu lẫn nhau (mutually comprehensible) với một số chữ ngoại lệ cho riêng mổi nước (deviations).” Vậy Tần Thủy Hoàng không loại bỏ chữ viết của một nước nào cả như chúng ta đã hiểu lầm lịch sử Trung Quốc mà chỉ ra lệnh cho Thừa Tướng Lý Tư thống nhất các chữ ngoại lệ riêng cho mổi nước thôi.
Bộ Đại Việt Sử Lược (thế kỷ 14) bị Tiền Hy Tộ sửa chửa, hiệu đính cho phù hợp với chủ trương Đại Hán của Tàu và đổi tên là Việt Sử Lược, rồi cho vào Tư Khố toàn thư : Họ đã xuyên tạc,bóp méo một cách trắng trợn, lộ liểu từ niên đại thành lập quốc gia Văn Lang 2879 TCN xuống đến năm 700 TCN.
Vua Trần sai văn thần chép công trạng của các tướng sĩ đã góp công lao tạo nên kỳ tích oai hùng hiển hách ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông trong các quyển “Trung Hưng thực lục”, “Việt Sử Thế Chí” và “Việt Sử Cương Mục”. Tất cả những bộ sách sử này đã bị quân Minh tịch thu đem về Kim Lăng tiêu hủy.
Du Miên Lê Văn Hoa, tác giả sách “Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” cho biết sách sử Tàu được tân biên (viết lại) để thích ứng với hoàn cảnh đương thời theo ý của nhà cầm quyền. Ban tu thư Thư Viện Việt
III- Những điểm không đồng ý kiến trong lịch sử Việt Nam :
1-Người Việt
Nhiều nhà trí thức Việt
“ Indonésia = Bách Việt”
đó chớ không phải là hai thứ khác nhau đâu”.
Ngày 20 tháng 3 năm 2007 một cuộc nghiên cứu quốc tế về DNA của Heo và răng Heo cổ và hiện tại do hai Giáo sư nhân chủng học Anh quốc dẫn đầu các khoa học gia thế giới gồm Trung Quốc, Việt Nam, Nhật bản, Đài Loan, Đại Hàn, Indonesia, Phi Luật Tân, Mỹ, Ý Đại Lợi, Úc Đại Lợi,.… đăng trong Proceedings của National Academy of Science, USA, cho thấy giả thuyết của Bình Nguyên Lộc là sai. Việt nam mới là tổ tiên của Indonesia. Thomas H. Maugh II trong báo Orlando Sentinel và Los Angeless Times viết “Cuộc nghiên cứu mới DNA viết lại lịch sử di dân của con người ở Thái Bình Dương,… chứng tỏ hầu hết dân trong vùng có nguồn gốc từ Việt Nam. Cuộc nghiên cứu về Mitochrondrial DNA do S.W.Balanger và đồng nghiệp cho thấy tất cả dân Đông Nam Á có cùng một nguồn gốc chủng Mongoloid Phương
Việt tộc là MỘT dù ở bất cứ nơi chốn nào (Bách Việt Tiên Hiền Chí).
2-Nguồn gốc của chữ “Việt” :
Ông Nguyễn Đình Hồng viết trên tạp chí Người Dân số 254, trang 14 : “Thì ra tổ tiên Việt không có tên (hay có tên mà nay không biết). Phải chờ thiên hạ đặt cho. Và vui vẻ nhận, truyền lại cho con cháu (nhưng mà đây là Việt Quỷ Phương bên Tàu, đâu có ăn nhậu gì với mình).” Tác giả đặt câu hỏi “tổ tiên ta không có tên hay có tên mà nay không biết?” Tác giả quên rằng người Tàu đã dùng bạo lực đàn áp và viết lịch sử cho Việt tộc trên 3000 năm nên chúng ta hiện nay không có chứng cớ thuyết phục rằng dân ta có chữ viết riêng trước khi Hán tự xâm nhập nước ta. Vậy chúng ta không thể bảo rằng “tổ tiên Việt không có tên hay có tên mà nay không biết” được! Nói như thế là chúng ta không để ý đến việc người Tàu đã cố gắng đồng hóa dân ta bằng cách tiêu diệt mọi tài liệu như chữ viết, sách sử, đình miếu, lăng tẩm, v…v… Tuy nhiên chúng ta chắc chắn có cổ sử Trung Quốc về lời ông Khổng An Quốc cháu 12 đời Khổng Tử trong đề tựa sách Kinh Thư đã nêu trên: “Trong tường nhà tìm thấy Kinh Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ khoa đẩu cổ văn do ông cha chúng tôi cất giấu (tránh sự đốt sách của Tần Thủy Hoàng). Chữ khoa đẩu bỏ từ lâu, người đương thời không ai đọc được nữa, phải lấy sách nghe được ở Phục Sinh khảo luận văn nghiã, định chổ nào đọc được, dùng lối chữ lệ cổ viết sang thẻ tre, dài hơn sách của Phục sinh hai mươi lăm thiên (Hoàng Tuấn. Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt).” Hiện tại chúng ta không ai thấy được các sách cổ đó cả! Tại sao? Có ai đặt vấn đề đó không? Có ai hỏi người Tàu về các tài liệu đó không thay vì hỏi “tổ tiên ta không có tên hay có tên mà nay không biết” trong khi tổ tiên ta còn đâu nữa để trả lời câu hỏi đó! Tác giả viết tiếp “Phải chờ thiên hạ đặt cho. Và vui vẽ nhận, truyền lại cho con cháu (nhưng mà đây là Việt Quỷ Phương bên Tàu, đâu có ăn nhậu gì với mình)”. Tác giả quên rằng cổ sử Trung Quốc ghi chép “Vào đời Đường Nghiêu (2358 TCN) có xứ Việt Thường dâng một con rùa sống 1.000 năm trên mai có khắc chữ khoa đẩu kể lại việc khai thiên lập địa về sau”. Chữ “Việt” trong tên nước “Việt Thường” đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2358 TCN, tức là trước đời nhà Thương (1600 TCN-1050 TCN) đến 175 năm. Vậy không có người Tàu nào đặt cho tổ tiên ta cái tên Việt cả. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết: “Việt Thường là tên quốc gia cổ đại hình thành trên cơ sở của các bộ lạc sau khi giải thể xã hội nguyên thủy, bước vào ngưởn cửa xã hội văn minh đầu tiên . Phạm vi của nhà nước Việt Thường Thị tương ứng với vùng Nghệ An-Hà tĩnh ngày nay mà Hồng Lĩnh là trung tâm, phía bắc giáp nước Xích Quỷ (sau này là Văn Lang), phía nam liền với nước Hồ Tôn (từ Quảng Bình trở vào). Nhà nước Việt Thường Thị xuất hiện vào thìên kỷ thứ II TCN trước họ Hồng Bàn (2879 TCN) hơn 400 năm. Khi liên minh bộ lạc Văn Lang hình thành trong 15 bộ cũng có tên là Việt Thường và là bộ quan trọng thứ hai phát triển nhất và có chữ viết. Sách Điền Hệ của Súy Phạm viết về dân tộc thiểu số ở miền Vân Nam cho biết rằng dân tộc thiểu số Sản Lý (hay Sa Ly), Lão Qua (Lào), Diến Điện (Mianma) nhận Việt Thường là tổ tiên xa của mình đều có thể là di duệ của người Di Việt, tức của người Việt tộc xưa. Do đó ta có thể đoán rằng nước Việt Thường xưa là một nước của Việt tộc ở miền nam Dương tử có thể tồn tại thật cho nên một số dân tộc di duệ của Việt tộc ngày nay, trong ấy có Việt Nam, vẫn còn ghi nhớ mà xem như nước tổ của mình”.
Việt Quỷ Phương chính là Bách Việt. Nhà Ân đưa quân đi dẹp ba lần không được. Chúng ta còn câu chuyện thần thoại Thánh Gióng cởi ngựa sắt dẹp giặc Ân ở thời Hùng Vương thứ 6. Sau khi thắng trận ông bèn cởi ngựa sắt về núi Sóc Sơn và biến mất. Vua nhớ ơn truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau phong là Phù Đổng Thiên Vương. Đó là một danh từ người Tàu gọi quân Bách Việt. Truyền thuyết chép rằng Lộc Tục làm vua phương
Chúng tôi xin tóm tắt ở đây lời giải thích dựa trên phân tích hai chữ Việt, một chữ Việt viết với bộ Mễ và một chữ Việt viết với bộ Tẩu của Giáo sư Lê Văn Ẩn, người rất thâm thúy về Hán học. Ông viết lại lời chỉ trích của năm (5) học giả Việt Nam như sau :
1-Ông Phạm Cao Dương viết bài “Việt
2-Ông Phan Hưng Nhơn viết bài “Nhận xét về một số suy luận mới về sử liệu Việt Nam” đăng trong tờ Viên Giác số 113 tháng 6 năm 2003 (xuất bản ở Đức). Ông viết ở trang 135 : “…Đối với những bộ lạc sống vùng
3-Ông Hoàng Văn Chí viết bài “Nguồn gốc dân tộc” đăng trong tờ Chiêu Dương. Ông viết như sau : “Chữ Việt có nghĩa là vượt qua, như vượt quyền là vượt quá quyền hạn… Người Hán dùng chữ Việt để chỉ những sắc tộc ở phía Nam sông Dương tử, mà họ coi là thấp kém vì chẳng khác người Thượng hiện nay, họ không định cư ở một nơi để canh tác nông nghiệp. Cứ ở mổi chổ vài năm, phá rừng làm rẩy, rồi hể đất hết mầu mỡ, lại vượt sông vượt núi, di chuyển tới một vùng khác… Rồi người Việt
4-Ông Trần Hửu Lể viết trong tờ Viên Giác số 122, tháng 4 năm 2001 (xuất bản ở Đức) dưới đề mục : “một bọc trăm con”. Ông có nhận xét như sau : “Họ (Cao Biền) viết chữ Việt (gồm hai bộ Tuất và Tẩu. Tuất là chó. Tẩu là chạy, với nghỉa xách mé, như một lời chưởi rủa… Có một chữ Việt khác gồm các bộ Phiệt (gần giống âm Việt), Quynh (miền đất ở xa ngoài cõi), Mễ (lúa gạo) Khảo (khéo léo). Rồi ông giải thích như sau “một miền đất ở xa ngoài nước Tàu chuyên nghề trồng lúa một cách tinh xảo. Phải chăng đấy là ý người xưa. Chữ Việt này có nhân có quả, có cuốn, có quả có nhiều hạt.” Ngoài phần phân tích chữ Việt, bài viết “Một bọc trăm con” của ông rất có đầy đủ ý nghĩa.
5-Ông Huy Việt Trần Văn Hợi viết bài : Chữ Việt” đăng trong tờ Tư tưởng như sau : “…Nếu ta tách chữ Việt bộ Tẩu ra thì ta có một bên là chữ Tẩu là chạy và một bên chữ Tuất là chó. Đó là họ muốn ghi chiến thắng của họ là đánh đuổi dân ta chạy về phương
Thật sự chữ Việt có nhiều kiểu viết, nhưng một trong hai chữ Việt sau đây gây nhiều thảo luận sôi nổi và không tốt đẹp :
Việt và Việt
Chữ Việt đây là chữ Việt đi với bộ Mễ ám chỉ dân tộc đã khám phá ra lúa nước trước nhất thế giới và phát triển nông nghiệp..
Chữ Việt đây là Chữ Việt đi với bộ Tẩu đã gây ra một hình ảnh không đẹp cho dân Việt như ta đọc 5 bài bình luận nêu trên. Theo Giáo sư Lê Văn Ẩn thì 5 ý kiến nêu trên không đúng vì năm vị học giả lẫn lộn chữ Việt với chữ Tuất (là chó) sau đây:
Chữ Tuất (nghĩa là chó).
Giáo sư Ẩn giải thích rằng: chữ Tuất ngày xưa viết là có nghĩa là một cái qua một loại vũ khí cổ, có một nét khuyết xuống và một nét gạch ngang bên trái tượng trưng cho vết chém hay vết thương người chiến sĩ gây cho kẻ thù của mình. Vậy nghĩa xưa của chữ Tuất là tấn công, gây thương tích, giết hại. Sau này người ta mới đặt ra chữ Tuất là chi Tuất, một chi trong 12 chi. Vậy chữ Tuất với ý nghĩa ban đầu không dính dấp gì với chó cả.
Chữ Việt này là chữ Việt bao gồm bộ Tẩu và chữ Việt .Bạn hãy
xem chữ Tuất Tuất và chữ Việt rất khác nhau: Chữ Tuất có một gạch ngang bên trái. Chữ Việt có một nét móc bên trái. Năm vị học giả ở trên nhìn lộn chữ Tuất với chữ Việt. Vậy trong chữ Việt (Việt Nam) bộ Tẩu đi với chữ Việt chứ không phải đi với chữ Tuất.
Ngày xưa, chữ Việt viết là và tức là hình một cái qua có cái móc mócphía sau; mà cái qua là một loại binh khí ngày xưa vậy nó phải có liên quan với bộ Tẩu, lính đi đánh giặc phải mang binh khí.
Tại sao tiền nhân của chúng ta lại dùng tới hai chữ Việt để đặt tên nước Việt?
Chữ Việt đi với bộ Mễ tượng trưng người dân làm nghề nông để sinh sống trong thời bình. Chữ Việt di vói bộ Tẩu tượng trưng cho thời chiến dân Việt phải mang vũ khí bảo vệ tổ quốc.
Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên gọi trăm người con trai đó là tổ của Bách Việt, tức là trăm nhóm Việt. Trong Kinh Thư, phần Hạ Thư có ghi vua Vũ dựng ra chín châu gồm có : 1-Kí châu, 2-Ưng châu, 3-Duyệt châu, 4-Thanh châu, 5-Từ châu, 6-Dự châu, 7-Lương châu, 8-Kinh châu, 9-Dương châu.
Trong truyền thuyết, khi Lộc Tục làm vua xưng là Kinh Dương Vương, tức là ông cai trị hai châu : châu Kinh và châu Dương. Hai châu này được xem là miền
Những chi tiết về cái qua này tôi (GS Ẩn) có viết trong bài “Chứng tích Hùng Vương” lấy bút hiệu là Ân Sơn, đăng trong tờ Hoài Bảo. Vậy vùng Kinh Dương bao gồm Hồ Nam, Hồ Bắc và cả phía Nam từ vùng sông Dương tử trở xuống, các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều cái qua và đặc biệt là có một cái qua có khắc tên vị vua Hùng thứ 14 là một trong 18 đời Hùng Vương của dân Việt. Như vậy cái qua đó là của tổ tiên người Việt. Tác dụng của cái qua là phía trước dùng để đâm tới, chém ngang ; phía sau để móc lại. Khi ngựa của Bắc phương xuống bị mắc lầy ở đất Kinh Dương thì cái qua móc chân ngựa quỵ xuống và đâm người lính trên ngựa. Cái qua có lợi điểm là tấn công từ xa và tấn công cả người lẫn ngựa. Cây kiếm là dùng cho cận chiến thôi. Tiền nhân chúng ta chọn cái qua đặt trong tên chữ Việt
Giáo sư Lê Văn Ẩn viết “trong số năm học giả ở trên thì có hai lấy làm xấu hổ khi xưng mình là Việt và đề nghị xưng mình là người Nam! Sau khi tìm hiểu nguồn gốc chữ “Việt” tôi không thấy cái gì là xấu hổ cả. Tổ tiên của chúng ta đã suy nghĩ rất kỷ khi đặt tên “Việt” cho dân tộc mình. Tên “Việt” được ghi rõ ràng qua kinh điển và qua bằng chứng khảo cổ trên những chữ khắc trên xương và yếm rùa mà chúng ta gọi là sấm ngữ.
Giáo sư Lê Văn Ẩn khuyên chúng ta “PHẢI HẢNH DIỆN XƯNG MÌNH LÀ VIỆT” vì khi nghiên cứu lại tiền sử của dân Việt, chúng ta sẽ đi từ ngạc nhiên này đến hngạc nhiên khác. Lý do là người ta viết không trúng về người Việt rất nhiều. Trong mổi chặng sử của Trung Hoa đều có sự hiện diện của tiền nhân người Việt. Những di tích của người Việt còn để lại trên đất Trung Hoa, những ảnh hưởng của người Việt còn tìm thấy qua khảo cổ, nhân chủng học, ngôn ngữ học, vv…ở trên đất Trung Hoa. Các học giả Trung Hoa đã đề xướng “Chủ Thuyết Trung Nguyên” để tìm cách loại cái ảnh hưởng của tiền nhân người Việt ra khỏi sử Trung Hoa, nhưng họ đã không làm được chuyện đó, vì lý do đơn giản là họ không thể gạt bỏ Kinh Điển và những cổ thư mà khảo cổ đào được.
Đừng bao giờ nói : “Từ thời thượng cổ cho đến cận đại, dân tộc mà ngày nay bi gọi là Việt
Trước khi kết thúc, Giáo sư Lê Văn Ẩn xin lập lại câu của Trần Trong Kim ghi trong “Việt Nam Sử Lược” : “Người trong nước có thông hiểu những sử tích nước mình mới có lòng yêu nước, yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình.”
Ông nói tiếp : “Tôi hy vọng bài viết này giúp bạn và tôi biết được một đôi chút sử tích nước mình để khỏi tủi quốc hồn, tôi chỉ có ước mơ đơn giản vậy thôi.
3- Chữ Việt tượng hình cái Rìu đời nhà Thương :
Bình Nguyên Lộc viết trong sách “Nguồn gốc mã Lai của dân tộc Việt Nam” rằng (trang 154-157) “Nhưng maĩ tới cuối đời Thương mới thấy dấu vết của chữ Việt mà chúng tôi gọi là tự dạng nguyên thỉ. Chữ Việt này viết rất kỳ dị : Một nét ngang dài và một cái móc ở dưới. Đó là chữ Việt cuối đời nhà Thương, đầu đời nhà Chu, chớ đời nhà Hạ không ai biết nó ra sao cả, vì không tìm được cổ thư nhà Hạ bao giờ, nếu đời Hạ đã có chữ . Chữ Việt giản dị đó, đích thị là cái đuôi của chữ Việt thứ nhì trong thư tịch Trung Hoa, chữ Việt mà các nhà nho ta gọi là Việt bộ Mễ, nhưng người Trung Hoa gọi là Việt bộ Nguyệt, và cái bộ Nguyệt đó chính là khúc đuôi ấy, chứ không phải là chữ Mễ trong cái khung vuông. Cho đến khi Khổng Tử san định Kinh Thư thì mới thấy thì mới thấy chữ Việt bộ Mễ xuất hiện, chớ trước đó thì chỉ có chữ Việt nguyên thỉ là cái đuôi của chữ Việt bộ Mễ. Tại sao họ lại viết như vậy? Không thấy sách nào cắt nghiã cả, chú tôi nghiên cứu riêng thì thấy rằng chữ Việt nguyên thỉ và đơn giản đó có thể là có nghiã cái rìu... Một loại rìu như vậy đã được đào lên ở Quốc Oai giữa Hà Đông và Sơn Tây..." .
Chữ Việt giản dị này đích thực là sãn phẩm tráo đổi của chữ Việt mà sau này chúng ta tìm thấy trong sấm ngữ hay giáp cốt văn đào lên ở vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều năm 1899. Theo Việt Tuyệt thư, một tài liệu có từ thời Xuân Thu-Chiến Quốc, nhà Thương nhận gia sãn “Chữ viết Việt tộc” để lại do nhà Hạ. Vậy chữ Việt bộ Mễ
1- Nhà Thương cũng phát minh ra chữ Hán để có lý do mạo nhận chữ giáp cốt hay sấm ngữ là chữ Hán sau này.
2- Người Tàu đặt tên Việt cho dân Việt.
4- Đưa các học giả như Bình Nguyên Lộc vào cạm bây với giả thuyết cái rìu cổ của người Việt ở Quốc Oai (giữa Hà Đông và Sơn Tây) hay ở Chiếc Giang.
5- Che giấu sự thật là nhà Thương đã thụ hưởng chữ viết và văn hóa của Việt tộc theo Việt Tuyệt thư, một tài liệu thời Xuân Thu-Chiến Quốc (770 - 480 trước Công Nguyên) trước Sử Ký của Tư Mã Thiên (100 trước Công Nguyên) . Không có gì ngạc nhiên kẻ thắng trận chiếm hữu tất cả chữ viết, văn hóa, đất đai, của cải của kẻ chiến bại.
4- Văn hóa và Lịch sử Việt tộc có ba số 100 đặc biệt :
Chuyện thần thoại Mẹ Âu Cơ sinh 100 đứa con trai. Việt tộc có Bách Việt, tức là 100 nhóm Việt. Số trong Hà Đồ (55) + số trong Lạc Thư (45) = 55 + 45 = 100. Đây có phải là mật lệnh ngàn năm gì đó của tổ tiên chúng ta chăng vì người Việt thường nói “Bách chiến bách thắng”? Chưa có ai giải mã hiện tượng này một cách tổng hợp như thế nào cả.. Người Tàu chỉ dùng những nhân vật thần thoại để dành Hà Đồ và Lạc Thư về phía họ thôi mặc dầu thời điểm xuất hiện của Hà Đồ và Lạc Thư không cho phép họ làm như thế!. Phải chăng con số 100 là lệnh của tổ tiên bảo con cháu phải hợp tác với nhau như Âm với Dương trong thuyết Âm Dương để trở thành dân Ưu Việt?
Trong quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên gọi 100 con trai là tổ của Bách Việt. Truyền thuyết Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ là huyền sử nhằm gởi gấm lại cho con cháu Lạc Hồng một quan niệm cấp tiến vượt thời gian và không gian theo vài nhà trí thức Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cho biết Hà Đồ và Lạc thư là của Lạc Việt và có thể lý giải huyền sử Âu Cơ. Các học giả Tàu cho rằng vua Phục Hi đi chơi trên sông Hoàng Hà thấy con long mã (Con vật tưởng tượng đầu Rồng mình ngựa) nổi lên mặt nước mang trên lưng một đồ hình, Vua Phục Hi theo đó vẽ ra Hà Đồ. Vua Đại Vũ nhà Hạ đi chơi trên sông Lạc (nhánh của sông Hoàng Hà) thấy con thần quy nổi lên, lưng mang một bức cửu tỉnh. Vua Vũ theo đó mà tạo ra Lạc thư. Sự thực theo viện nghiên cứu Việt Nho và Đông Nam Á nhân danh cố Giáo sư Lương Kim Định (An Việt Foundation, UK), Hà Đồ là một hệ thống toán học cổ điển của tổ tiên Lạc Việt đặt trên nền tảng Âm Dương ngũ hành. Hà là sông, là biển cả, đại dương. Đồ là đồ hình, là bản vẽ, một biểu tượng. Vì thế Hà Đồ là hệ thống số liên kết với nhau, xuất phát từ trung tâm, tỏa ra hai chiều đến tận cùng của hai cực Âm và Dương. Nghiã chữ Hà Đồ trong vũ trụ là những daĩ Ngân Hà hay Thiên Hà. Như vậy có thể hiểu Hà Đồ là những đồ hình số học miêu tả sự vận động, liên kết giữa các daĩ Ngân Hà trong vũ trụ.
Lạc Thư : Lạc là Lạc Việt quốc hiệu của Việt tộc. Thư là văn bản, án văn, di chúc, công văn lý giải cho sự việc hay lý thuyết nào đó. Vây Lạc thư là văn kiện bao hàm tất cả những di chúc, và là những lý thuyết diễn giải cho Hà Đồ, biểu tượng cho huyền sử con Rồng cháu Tiên, tàng ẩn tất cả những di chỉ của tổ tiên Lạc Việt truyền lại cho con cháu. Hà Đồ Lạc Thư có liên hệ chặc chẻ với thuyết Âm Dương, một thuyết cao siêu mà ủy ban khoa học Trung Quốc đã nhìn nhận là của Việt tộc. Hà Đồ Lạc Thư được biểu diễn bằng những điểm đen trắng hợp thành. Điểm đen biểu thị số chẳng là âm. Điểm trắng biểu thị số lẽ là dương. Hệ từ truyện nói : Trời một, đất hai, trời 3, đất 4, trời 5 đất 6, trời 7 đất 8, trời 9 đất 10. Trời năm số, đất năm số. Tổ tiên chúng ta có nói “Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số”, nghiã là 3 Trời 2 Đất là hai con số căn bản. Hai nhà bác học nguyên tử học Mỹ gốc Trung Quốc là Dương Chấn Ninh (Đại học Princeton) và Lí Chính Đạo (Đại học Columbia) được giải thưởng Nobel về vật lý năm 1957 vì đã chứng minh câu nói này (từ hơn 5000 năm) của Việt tộc là đúng: Hạt nguyên tử khi nổ bắn ra những tia Dương và Âm có độ dài theo tỷ lệ 3-2. Khi đem một nguyên tử khác chặn đầu chúng thì từ tia Dương lóe ra ba tia nhỏ, còn từ tia Âm chỉ lóe ra hai tia nhỏ thôi (Báo Time ngày 28-1-1957). Vậy số 3 đi vớí Dương điện, số 2 đi với Âm điện.
Toàn bộ cụm từ Hà Đồ Lạc Thư, phải hiểu là bộ sách ghi lại những tri kiến liên quan đến nguồn gốc dân tộc, con người và vũ trụ. Vậy chúng ta thấy rõ không phải ngẩu nhiên mà Việt tộc có 3 con số 100 trong văn hóa và lịch sử của chúng ta. Đó là ý nghĩ sơ đẳng và nông cạn của chúng tôi. Xin các bậc tiền bối chỉ giáo nếu chúng tôi sai lầm.
Toàn bộ cụm từ Hà Đồ Lạc Thư, phải hiểu là bộ sách ghi lại những tri kiến liên quan đến nguồn gốc dân tộc, con người và vũ trụ. Vậy chúng ta thấy rõ không phải ngẩu nhiên mà Việt tộc có 3 con số 100 trong văn hóa và lịch sử của chúng ta. Đó là ý nghĩ sơ đẳng và nông cạn của chúng tôi. Xin các bậc tiền bối chỉ giáo nếu chúng tôi sai lầm.
1- Lê Văn Ẩn, Viet linhnam, http://mevietnam.org/NgonNgu/Iva-Viet.html
2- Nguyễn Đình Hồng, Việt Nam Thời Lập Quốc, Người Dân, số 254,
trang14, PO box 2674, Costa Mesa, CA.92628.
3- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Nhà Xuất Bản Sống Mới PO Box2744, Fort Smith, AR. 72913.
4- Phylogeny and ancient DNA of Sus provides insights into Neolithic expansion in Island Southeast Asia and Oceania, 4834-4839/PNAS (Proceedings National Academy of Science, USA), March 20, 2007 vol.104, No.12.
5- Thomas H. Maugh II, Pig DNA sheds light on paths of migration, Orlando Sentinel , Sunday, March 18, 2007.
6- Southeast Asian Mitochondrial DNA Analysis Reveals Genetic Continuity of Ancient Mongoloid Migrations, S.W.Ballinger, Theodore G. Schurr, Antonio Torrini, Y.Y.Gan, J.A.Hodge, K.Hassan, K.H.Chen and Douglas C. Wallace, Genetics130: 139-152 (January, 1992).
7- Bách khoa toàn thư Wikipedia,Việt Thường, Internet.
8- Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX), Nhà xuất Bản Văn Hóa Thông Tin.
9- Âu Đại Nhậm, Bách Việt Tiên Hiền Chí, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam,10872 Westminster Avenue # 215-216, Garden Grove, California 92843, USA.
10- Dư Miên Lê Thanh Hoa, Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, 10872 Westminster Avenue, Suite 215-216, Garden Grove, California 92843, USA.
11- Đổ Thành, Bách Việt Sử : Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử, www.vietnamvanhien.net
11- Đổ Thành, Bách Việt Sử : Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử, www.vietnamvanhien.net
No comments:
Post a Comment