Monday, April 30, 2012

Chữ người Lạc Việt ở Quảng Tây




       Chữ Viết Người Lạc Việt ở Quảng Tây 
                                                                                (bổ sung)



                                                                 
                                                                                               Việt Tử


I-Dẫn Nhập :

Cổ sử Tàu chép nước Việt Thường dâng cho vua Đế Nghiêu (2358 TCN) con rùa 1.000 năm trên mai có khắc chữ khoa đẩu (chữ con nòng nọc) kể sự việc từ khi khai thiên lập địa trở về sau. Người Tàu không bao giờ cho biết hình dáng của chữ viết đó ra sao cả(?). Trái lại, họ quả quyết là tổ tiên của dân tộc thiểu số Tráng ở Trung Quốc là người Lạc Việt không có chữ viết!  Một số trí thức Việt Nam tin chắc rằng người Việt có chữ viết riêng trước khi người Tàu xâm lăng nước ta. Nhưng họ không có bằng chứng thuyết phục.
Ngày 26 tháng 12 năm 2011, Lí Nhĩ Chân cho biết Hội Nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây phát hiện hơn một nghìn tự phì biểu ý của người Lạc Việt cổ ở Quảng Tây và cho rằng người Lạc Việt cổ đã sáng tạo chữ viết bốn nghìn năm trước (4.000-6.000 trước Công Nguyên).  Sự phát hiện chữ Lạc Việt kỳ này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc vì văn hóa Lạc Việt là một trong những yếu tố trọng đại ở Trung Quốc.



II- Chữ Viết Người Lạc Việt ở Quảng Tây :


Lý Nhĩ Chân thuộc Hội Nghiên cứu Văn hóa Lạc Việt tại Quảng Tây Trung Quốc thông báo chữ cổ Lạc Việt được phát hiện ở huyện Bình Quả tỉnh Quảng Tây ngày 22 tháng 12 năm 2011. Chữ cổ này tại di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang, thị trấn Mã Đầu huyện Bình Quả tỉnh Quảng Tây, được khắc trên mấy chục khối mảnh vở xẻng đá lớn. Ngoài ra, Hội Nghiên Cứu cũng phát hiện phù hiệu và bản vẻ của người Lạc Việt cổ ở núi Đại Minh tỉnh Quảng Tây. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Giám định Văn vật quán Quảng Tây, Tưởng Đình Du cho rằng phù hiệu và bản vẻ là phù hiệu khắc vẻ cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đại đồ đá mới. Bộ môn khảo cổ uy tín của nhà nước giám định niên đại chữ viết này vào thời đại văn hóa xẻng đá lớn (4.000-6.000 trước Công Nguyên). Chữ viết của người Lạc Việt sớm hơn chữ giáp cốt nhà Thương ở Trung Nguyên hơn 1.000 năm, cũng có niên đại sớm hơn so với tiền thân cuả chữ giáp cốt là chữ viết trên xương thú của người Đông Di ở tỉnh Sơn Đông và có nguồn gốc sâu xa với chữ viết của người Thủy, di duệ Việt tộc với 250.000 người ở Quý Châu.


Hội Nghiên Cứu Văn Hóa Lạc Việt Quảng Tây viết : “Người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phá bỏ quan niệm là tổ tiên của dân tộc Tráng là Lạc Việt không có chữ viết.  Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẻ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu cuả Trung Hoa.


Trước thời điểm này, giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân tộc Tráng không có chữ viết. Hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt Tạ Thọ Cầu giới thiệu chuyên gia của Hội nghiên cứu đã thu thập một số lượng lớn chứng cớ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm móng vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kỳ đỉnh cao của “văn hóa xẻng đá lớn” (4.000-6.000 năm trước) và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng chữ Thủy của dân tộc Thủy  




                 Hình 1a : Phiến đá có chữ người Lạc Việt ở huyện Bình Quả tỉnh Quảng Tây



                          


                                   Hình 1b : Sơ đồ hình 1a phiến đá có chữ người Lạc Việt
                             (a=chữ Mộc; b=chữ Sĩ; c=chữ Xuất; d=chữ Chấp; e=chữ Công)


 Phiá trên ngón tay cái cầm phiến đá có khắc các chữ sau đây :

    a =Chữ Mộc (cây) giống cặp chữ hàng thứ 4 trên cái qua đồng Đông Sơn với niên đại 2000 trước Công Nguyên (700 năm trước chữ giáp cốt) mà Hà Văn Tấn cho là chữ viết của người Lạc Việt (Hình 3).   
    b = Chữ Sĩ  giống chữ viết trên hai chiếc đĩa gốm nhỏ Madelaine Colani tìm được ở vùng văn hóa Hòa Bình Việt Nam năm 1923 (Hình 2) với niên đại 8.000 trước Công Nguyên, thời gian người Tàu chưa có chữ viết và hiện diện ở Á Châu.
    c = Xuất (đi ra).
    d = Chấp (hai mươi, 20).

    e = Công (công nhân, người thợ)

Chữ viết trên xẻng đá Cảm Tang của người Lạc Việt giống chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn (Việt Nam), chữ viết trên hai chiếc đĩa gốm ở vùng văn hóa Hòa Bình Việt Nam và chữ giáp cốt tìm lại ở vùng văn hóa Ngưỡng Thiều (Trung Quốc) chứng minh hùng hồn rằng chữ viết người Lạc Việt là chữ khoa đẩu (chữ con nòng nọc) của dân Bách Việt.


Những chứng cứ khảo cổ học và cổ sử khác đều cho một kết qủa như trên :
    1-Văn bản trên bình gốm ở di chỉ Bán Pha 2 ỏ tỉnh Sơn Tây có niên đại 12.000 trước Công Nguyên.
    2-Những ký tự khắc trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam có niên đại 9.000 trước Công Nguyên.
    3-Một số chữ phát hiện raĩ rác ở vùng Sơn Đông.
    4-Chữ Thủy của bộ lạc Thủy, di duệ của Việt tộc với 250.000 người sống ở Quý Châu.


Theo nhà khảo cổ Hà Văn Thủy thì tất cả các chữ đó có các đặc điểm sau đây :
    a-Ký tự Bán Pha 2 và Giả Hồ có niện đại trước cuộc xâm lăng của Hiên Viên (2600 trước Công Nguyên) tức là trước khi Hoa Hạ ra đời. Điều này chứng tỏ sãn phẩm đó là của người Việt, một tộc người sống trên Hoa Lục 40.000 năm trước.
    b-Cả ký tự Bán Pha 2, ký tự Giả Hồ và chữ viết người Thủy cũng có sự gần gủi vơí giáp cốt và Kim văn.  Dựa trên luật đọc chữ giáp cốt, các nhà khảo cổ người Mỹ đã đọc được bản văn trên bình cổ Bán Pha 2.
    c-Chữ xưa nhất và đơn giản nhất cũng có gần gủi và “gợi nhớ” tới chữ muộn hơn và có tự dạng phức tạp hơn là giáp cốt văn. Điều này cho thấy chữ tượng hình trên đất Trung Hoa có sự phát triển liên tục từ ít nhất 12.000 năm đến 15.000 năm trước Công Nguyên.


Phân tích tự dạng rìu Cảm Tang, ta thấy chữ Cảm Tang phức tạp hơn chữ Bán Pha 2 và Giả Hồ, nhưng đơn giản hơn chữ giáp cốt và Kim văn. Điều này cho phép giả thuyết hệ thống chữ viết Lạc Việt từ tự dạng Bán Pha 2 và Giả Hồ tiến đến Cảm Tang. Câu hỏi đặt ra là từ đâu dẫn tới ký tự Bán Pha 2 ? Ta cần nhiều hơn phát hiện khảo cổ hoc để thấy tiến trình của chữ Việt cổ. Nhưng dựa vào những dử kiện hiện có, ta có thể đoán rằng chữ Việt cổ được bắt đầu bằng những ký hiệu hiêm hoi trên bải đá Sapa. Có thể từ bải đá Sapa, một nhóm Việt đi theo hướng tây bắc mang chữ viết lên Sơn Tây, Thiểm Tây và lưu lại chữ viết trên bình cổ Bán Pha 2.

Những nhóm Việt khác mang ký tự Sapa lên Quảng Tây, Quảng Đông rồi vượt Dương tử lên vùng Sơn Đông lập trung tâm lớn người Việt. Do ở giai đoạn sớm nên chữ viết Bán Pha 2 và Giả Hồ còn đơn giản. Ở thời kỳ muộn hơn nên chữ Cảm Tang phức tạp hơn. Từ đó chúng tôi cho rằng chữ giáp cốt và chữ trên đồ đồng Ân Khư là sự phát triển sau cùng của chữ Lạc Việt. Đó là tiến trình của chữ Việt theo chứng cứ khảo cổ học.

Chúng tôi có tài liệu chữ viết là Việt Tuyệt thư hay Việt Tuyệt ký (còn gọi là Việt Chép), một tài liệu thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 – 480 trước Công Nguyên), trước Sử Ký của Tư Mã Thiên (100 trước Công Nguyên). Nhờ tài liệu này mà Tư Mã Thiên và nhiều sử liệu khác đã lấy nguồn liệu về Bách Việt Sử và các truyền thuyết khác đương thời. Việt Tuyệt thư chép  rằng đời nhà Thương đã nhận gia sãn chữ viết Việt, văn hóa Việt và ngôn ngữ Việt từ nhà Hạ. Khổng Tử dạy học bằng tiếng Việt gọi là Nhã Ngữ vào thời đó và viết sách Xuân Thu của ông bằng chữ khoa đẩu theo Tân thư Vệ Hằng truyện. Vậy cũng theo Việt Tuyệt thư thì Tư Mã Thiên đã viết sử Trung Quốc bằng chữ khoa đẩu mà sau này người Tàu gọi là chữ Hán. Tần Thủy Hoàng quy định dùng Nhã Ngữ để thống nhất hóa chữ viết và tiếng nói cho cả Trung Hoa cho đến nhà Hán. Khi xuống phương Nam để dẹp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện nói tiếng Việt và viết chữ Việt. Sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện đã tịch thu ở đây Bộ Việt Luật bằng chữ vuông tượng hình.  Mã Viện đưa 300 gia đình quý tộc Việt đi an trí ở miền nam sông Dương Tử. Chữ Việt bị tiêu diệt trên danh nghĩa nhưng thật sự  thì vẫn là chữ khoa đẩu nguyên vẹn hay sửa đổi. Những người Việt này phải học chữ vuông tượng hình lại từ đầu. Và chữ vuông lúc này được gọi là chữ Hán ( !?). Chữ vuông tượng hình không thay đổi, nhưng cái tên đổi thành chữ Hán! Điều này cho thấy chữ Hán chính là chữ khoa đẩu mà giai cấp thống trị bắt buộc mọi người dân gọi là chữ Hán .

Chúng tôi có nhiều bằng chứng trực tiếp là chữ Lạc Việt thuộc về gia đình khoa đẩu gồm chữ viết của người Hòa Bình và người Đông Sơn vì chữ Lạc Việt giống chữ (Hình 2) của người Hòa Bình và chữ Mộc (Hình 3) trên các đồ đồng Đông Sơn.  Nói một cách khác là chữ người Hòa Bình (Bach Việt) và chữ trên đồ đồng Đông Sơn và chữ Lạc Việt là sự phát triển liên tục của một thứ chữ gọi là chữ khoa đẩu của dân Bách Việt. Sự phát hiện chữ Lạc Viêt đặt ra nhiều vấn đề văn hóa tối quang trọng. Vấn đề tối quang trọng thứ nhất là nguồn gốc chữ Hán. Câu hỏi tất nhiên là “Chữ Hán và chữ Lạc Việt là hai hệ thống chữ viết khác nhau hay là một thứ chữ? Nếu chữ Hán là khác với chữ Lạc Việt thì nguồn gốc của chữ Hán ở đâu? Đã hơn 3.000 năm rồi mà người Tàu còn mãi miệc đi tìm nguồn gốc chữ Hán mặc dù họ đã nhận chữ Giáp Cốt là chữ Hán? Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi nghiên cứu người Tàu có phát minh chữ giáp cốt không? Nếu người người Tàu không phát minh chữ giáp cốt thì ai là chủ nhân của chữ giáp cốt? Và nhà Thương thực sự có chữ viết không? Vậy chúng ta phải phân tích kỷ lưởng hai vấn đề : 1-Đời Thương có chữ viết không?  2- Chi tiết về chữ giáp cốt đào quật lên năm 1899 tại vùng văn hóa Ngưỡng Thiều.



III- Đời Thương Có Chữ Viết Không? :

Câu trả lời là KHÔNG. Sau đây là bằng chứng khảo cổ học và cổ sử học :
Nhiều nhà cổ sữ Trung Quốc, nhất là Chu Cốc Thành trong "Trung Quốc Thông Sử" viết : "Viêm tộc (Việt tộc) có mặt khắp Trung Hoa cổ đại trước khi các dòng khác tràn vào nên Viêm tộc kể như chủ đầu tiên. Khi Viêm tộc định cư rồi thì Hoa tộc còn sống đời sống du mục tại Tân Cương, Thanh Hải, rồi mãi về sau đến đánh chiếm đất của Viêm tộc và bị Si Vưu lảnh tụ của Viêm tộc chống cự. Chu Cốc Thành dẫn sách "The State" của Franz Oppenheimer chứng minh rằng từ cổ chí kim dân nông nghiệp định cư có văn cao nhưng vỏ kém. Sau khi Si Vưu tử trận, Hiên Viên lảnh tụ Hoa tộc bá chiếm lấy sáu tỉnh lưu vực sông Hoàng Hà mà lập ra nước Tàu. Ông liền phỏng theo sinh hoạt của Viêm tộc mà tổ chức xã hội Hoa tộc."
Vậy nhà Thương là một bộ lạc du mục với nền văn hóa truyền khẩu (không có chữ viết) có gốc Turk đến từ Tây Bắc sống đời sống du mục ở Tân Cương và Thanh Hải. Vào 1600 trước Công Nguyên (theo sử Trung Quốc), họ mới chiếm đất cuả dân Bách Việt. Vậy họ có toàn quyền thu đoạt tất cả gồm đất đai, tài sãn, văn hóa và chữ viết của Việt tộc. Chúng tôi có thêm tài liệu chữ viết Việt Tuyệt thư như đã thảo luận ở trên, một tài liệu thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 – 480 trước Công Nguyên), trước cả Sử Ký của Tư Mã Thiên (100 trước Công Nguyên) cho biết : "Chữ viết và văn hóa của nhà Thương đều là kế tục cuả nhà Hạ" . Lời ghi chép này của Việt Tuyệt thư ăn khớp với lời nhận định của Giáo sư Lương Kim Định khi ông tốm tắt hai quyển sách mới nhất "The Origin of the Chinese Civilization (Berkely 1980)và "The Chinese Heritage" do ông K. C. Wu (1982). Kim Định viết : "Văn hóa đời nhà Thương phát xuất từ Hoài Di, tức là Di Việt. Cho đến hết đời nhà Thương văn hóa chưa có gì là văn hóa Tàu. Tất cả còn là Di."
Việt tộc đã có hai chữ Việt bộ Mễ   và chữ  Việt bộ Tẩu    từ trước khi nhà Thương xâm lăng đất Bách Việt (hai chữ Việt này tìm thấy trong giáp cốt văn năm 1899). Trước khi nhà Thương công khai chiếm đoạt chữ Việt, họ tráo đổi chữ Việt bộ Mễ (lúa) có cái móc hình lưởi hái gặt lúa ỏ phía dưới thành cái gọi là “Chữ Việt tượng hình cái Rìu đời Thương (Hình 6) dưới đây :                                                                                                             

                                                          
            Hình 6 :  Chữ Việt tương hình đời Thương do chỉ lấy cái móc ở dưới
                            chữ Việt bộ Mễ của Việt tộc để tạo chữ Việt mới đời Thương.

Việc làm này có mục đích gây ảo tưởng rằng :

    1-Nhà Thương cũng phát minh  chữ viết tượng hình. Sự thực là người Tàu dưới đời Thương chỉ lấy cái đuôi của chữ Việt bộ Mễ của Việt tộc để gây ảo tưởng là đời Thương cũng phát minh ra chữ tượng hình như Bình Nguyên Lộc mô tả trong sách “Ngun Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Vi ệt Nam” của ông (trang 154-157) : “Chữ Việt nguyên thỉ viết rất kỳ lạ : một nét ngang dài và một cái móc ở dưới. Đó là chữ Việt cuối đời nhà Thương, đầu đời nhà Chu, chứ đời Hạ, không ai biết nó ra sao cả, vì không tìm được cổ tự đời Hạ bao giờ, nếu đời Hạ đã có chữ. Chữ Việt giản dị đó, đích thị là cái đuôi của chữ Việt thứ nhì trong thư tịch Trung Hoa, chữ Việt mà các nhà Nho ta gọi là Việt bộ Mễ, nhưng người Trung Hoa gọi đó là chữ Việt bô Nguyệt và cái bộ Nguyệt là chính khúc đuôi ấy, chớ không phải là chữ Mễ bên trong khung vuông. Cho đến khi Khổng Tử san định Kinh Thư thì chữ Việt bộ Mễ mới thấy xuất hiện, chớ trước đó thì chỉ có chữ Việt nguyên thỉ là cái đuôi của chữ Việt bộ Mễ. Tại sao họ lại viết như vậy? Không thấy sách nào cắt nghĩa cả, chúng tôi nghiên cứu riêng thì thấy rằng chữ Việt nguyên thỉ và đơn giản đó, có thể có nghĩa là cái rìu… Một lưởi rìu như vậy đã đào được ở Quốc Oai, giữa Hà Đông và Sơn Tây…”

    2-Họ đặt tên Việt cho dân Việt. Thật ra tên Việt có từ lâu đời trong nước Việt Thường xuất hiện lần đầu trong cổ sử Trung Quốc năm 2358 trước Công Nguyên khi nước Việt Thường dâng cho Đế Nghiêu con rùa 1000 năm trên lưng khắc chữ khoa đẩu. Chuyện thần thoại người Mường gọi vua Việt là “Bua Yịt” hay “Yịt Yàng” (Yàng là vua hay lảnh tụ). Tên “Yịt” là ngôn ngữ Nam Á được chuyển âm sang tiếng Hán cổ, rồi từ tiếng Hán cổ sang tiếng Hán Việt thành “Việt”.

     3-Che giấu sự thật là Việt tộc trước khi nhà Thương xâm lăng đất cuả Bách Việt đã có chữ Việt bộ Mễ (lúa) mà cha ông đã ghi lại cái thành tích vĩ đại phát minh ra lúa nước trước nhất thế giới và thành lập nông nghiệp bằng in dấu "bộ Mễ và cái móc hình cái lưởi hái để gặt lúa" trên chữ Việt. Người Tàu giấu chữ Việt bộ Mễ cho đến sau khi Khổng Tử san định những sách quan trọng của Việt tộc mới cho ra chữ Việt bộ Mễ mà nhà Thương đã "khéo léo" tách rời cái móc ở phần dưới để giả tạo chữ "Việt tượng hình cái rìu đời Thương". Khổng Tử không bao giờ phát minh chữ viết. 

     4-Đưa các học giả Việt Nam gồm cả Bình Nguyên Lộc vào giả thuyết sai lạc về chữ Việt có liên hệ với cái Rìu ở Quốc Oai hay Chiếc Giang.

Chính Bình Nguyên Lộc đã đặt câu hỏi “Tại sao họ lại viết như vậy?” Câu trả lời là vì người Tàu thời nhà Thương không có chữ viết riêng mà chỉ “mượn” cái đuôi của chữ Việt bộ Mễ của Việt tộc rồi tráo đổi chữ Việt bộ Mễ thành chữ Việt tượng hình cái Rìu đời Thương! Giới thống trị Tàu bắt dân chúng đọc chữ hình cái rìu mới là “Việt”. Cách thức sửa đổi chữ viết đó có vẽ hiệu nghiệm nên Chu Tuyên Vương (827 – 782 trước Công Nguyên) ra lệnh cho Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ Đại triện để viết sử Trung Hoa năm 827 trước Công Nguyên.

Cổ sử Trung Quốc luôn luôn viết lịch sử Trung Quốc bắt đầu từ nhà Thương. Tuy nhiên bằng chứng về tài liệu chữ viết họ chỉ có Records of the Grand Historian (100  trước Công Nguyên) and Bamboo Annals (thế kỷ thứ 5 – 221 trước Công Nguyên). Họ cho chữ Giáp Cốt là chữ viết của nhà Thương với niên đại 1300 trước Công Nguyên. Tài liệu Records of the Grand Historian do Tư Mã Thiên viết từ 109 đến 91 trước Công Nguyên. Bamboo Annals là một sử biên niên viết vào đời Vương quốc Wei trong thời Chiến Quốc (thế kỷ thứ 5 - 221 trước Công Nguyên). Phần lớn của Bamboo Annals bị những tên ăn trộm mồ mã tiêu hủy. Tư Mã Thiên và nhiều sử gia Trung Hoa lấy nguồn sử liệu từ Việt Tuyệt thư (770 – 480 trước Công Nguyên) về Bách Việt Sử và các truyền thuyết đương thời . Tư Mã Thiên sinh năm 145 TCN hay 135 TCN – 86 TCN. Vậy ông phải viết sử Trung Hoa bằng chữ khoa đẩu vì Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia có bài: “Chữ Hán và Ký tự (Chinese Scripts and Symbols)” : “…trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất chữ viết năm 221 trước Công Nguyên, các nước ở Trung Nguyên (China)  có cùng một thứ chữ viết mà họ có thể hiểu lẫn nhau (mutually comprehensible) với một số chữ viết ngoại lệ cho riêng mổi nước (deviations)”.

Tài liệu này chứng thực Vi ệt Tuyệt thư ghi lại chữ viết và văn hóa của nhà Thương đều là kế tục của nhà Hạ là đúng. Cho đến Tần Thủy Hoàng chữ viết vẫn còn là chữ khoa đẩu thì đời nhà Thương chắc chắn là không có chữ viết nào khác hơn là chữ khoa đẩu. Lịch sử nhà Thương chỉ được viết lại nhiều thế kỷ sau khi nhà Chu tiêu diệt nhà Thương  năm 1050 trước Công Nguyên.  Nếu nhà Thương thực sự có chữ viết vào năm 1300 TCN và bị diệt năm 1050 trước Công Nguyên (250 năm) thì lịch sử nhà Thương phải được viết lại lâu rồi không phải đợi nhiều thế kỷ sau nữa để được viết lại bởi nhà Chu.
Để giải quyết vấn đề là người Tàu có phát minh ra chữ giáp cốt hay không, chúng tôi cứu xét chi tiết cuộc đào quật chữ giáp cốt năm 1899 ở vùng văn hóa Ngưỡng Thiều.

 

IV- Người Tàu Có Phát Minh Chữ Giáp Cốt Không?:
Câu trả lời là KHÔNG.  Sau đây là bằng chứng khảo cổ học và cổ sử học :

Năm 1899, ông Wang Yrong một viên chức ở Bắc Kinh ngã bệnh được cho toa mua thuốc xương rồng (medicimal dragon bones). Ông nhận thấy có chữ Hán cổ khăc trên các xương rồng đó. Vậy ông Wang Yrong là người Tàu đầu tiên thấy chữ Giáp Cốt. Sự tình cờ khám phá ra chữ viết trên xương rồng làm thuốc đã đưa đến sự đào quật lên chữ Gíap Cốt vào năm 1899 ở vùng văn hóa Ngưỡng Thiều. Chữ giáp cốt có niên đại 1300 trước Công Nguyên. Vậy từ năm 1300 trước Công Nguyên đến 1899, không một người Tàu từ cuối đời nhà Thương, Chu, Xuân Thu Chiến Quốc, Tần và Hán biết có chữ giáp cốt cả vì nó còn nằm sâu dưới đất. Ngay cả Chu Tuyên Vương (827-782 trước Công Nguyên) cũng không biết có chữ giáp cốt chôn dưới đất sâu khi nhà vua này sai Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra chữ Đại triện để viết sử Trung Quốc.  Tuy vậy, trên Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (16-09-2009), người Tàu vẫn viết : “Triện thư là chữ cổ cuả thư pháp Trung Quốc. Nó có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời Chu (1050-256 trước Công Nguyên) và phát triển tại đất Tần (221-207 trước Công Nguyên) trong thời Chiến Quốc…” Rõ đây là một sự xác định thiếu cơ sở lịch sử và khoa học. Chữ giáp cốt chưa được đào quật lên vào năm 1050 trước Công Nguyên cho đến 1899 (sau Công Nguyên) thì làm sao Triện thư có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Chu được?? Người Tàu lờ đi chính Chu Tuyên Vương (827-782 trước Công Nguyên) đã ra lệnh cho Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ Đại triện để dùng vào việc viết sử Trung Hoa!
Tự Điển Việt-Hán-Nôm  giới thiệu sơ lược văn tự Hán-Nôm viết : “Chữ Triện ra đời vào khoảng 826-827 trước Công Nguyên là sãn phẩm của quan Thái sử Trửu đời Chu Tuyên Vương sáng tạo ra”. 
Năm 213 trước Công Nguyên, Thừa Tướng Lý Tư cho phát hành 3.300 chữ tựa đề Tam Thương. Hệ thống này gọi là Tiểu triện. Vậy Triện thư không có liên hệ gì với chữ giáp cốt cả và được dùng để viết sử Tàu trước chữ giáp cốt được phát hiện đến 2.827 năm.
Giáo sư Vũ Thế Ngọc trong sách “Nghiên cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt 1989” viết:“Khảo cổ học đã khai quật gần 5.000 chữ Giáp Cốt ở cuối đời nhà Thương 1300 TCN. Những chữ này đã đạt đến giai đoạn “hội ý” mà không qua các giai đoạn căn bản thuần túy tượng hình và chỉ sự nào cả… Thật ra cho đến nay, gần thập niên cuối cùng trước khi bước sang thế kỷ 21,vấn đề nguồn gốc chữ Hán vẫn là một vấn đề chưa được giải đáp trọn vẹn. Nhưng phân tách thì ta thấy một số lớn chữ đó đã được viết theo nguyên tắc nghiêm ngặc : chữ đã phát triển tới giai đoạn hội ý, vượt xa giai đoạn căn bản thuần túy tượng hình và chỉ sự. Vì vậy chữ này phải có một giai đoạn tiền thân sơ khai hơn nữa. Nhưng cho đến nay (1987) chúng ta còn chưa phát hiện ra.
“Cho đến những năm gần đây thì giới khảo cổ học, đặc biết là ở Lục địa Trung Quốc vẫn đang cố gắng tìm kiếm câu trả lời dứt khoát về nguồn gốc chữ Hán và người ta đã tưởng là tìm được. Nguyên là khi khảo cổ học tìm ra các chứng tích cổ vào hạng nhất Trung Quốc được gọi chung là nền Văn Hóa Ngưỡng Thiều cổ đến 4000 năm trước Tây Lịch . Trong một số đồ đất người ta nhận thấy có một số hình vẽ và ký hiệu rất có thể có khả năng là cơ sở cho các chữ tượng hình nguyên thủy. Nhiều nhà khảo cổ và cổ ngữ học Trung Quốc đã cho rằng những hình vẽ hoặc hoa văn này chính là tiền thân của các chữ tượng hình Trung Quốc”. 
Ông cũng không thấy một dấu hiệu cố gắng nào khởi sự  phát minh chữ giáp cốt cả. Ông viết tiếp ; “Tuy nhiên, từ thời Ngưỡng Thiều đến đó là gần 3.000 năm mà trong suốt 3.000 năm ta không thấy bất cứ một chứng liệu nào chứng tỏ sự sáng tạo liên tục từ các hình vẻ hay dấu hiệu thời Ngưỡng Thiều tiến đến lối văn tự xuất hiện gần cuối đời Thương (1300 trước Công Nguyên). Khoảng cách 3.000 năm đủ để đánh đổ giả thuyết có sự liên hệ giữa hai bên.”
Sự nghiên cứu khoa học của Giáo sư Vũ Thế Ngọc chứng minh rằng :
    1- Chữ Giáp Cốt không có chữ tượng hình. Do đó chữ hội ý không thể thành lập được theo Lục Thư. Vậy người Tàu không phát minh Lục Thư (Sáu cách thành lập chữ Hán).
    2- Chữ giáp cốt không được phát minh tại vùng văn hóa Ngưỡng Thiều trong vòng 3.000 năm trước Công Nguyên. Có thể chữ giáp cốt đã được để lại đó bởi một dân tộc nào khác đã di dân qua vùng này hơn 3.000 năm  trước. Vậy người Tàu không phát minh chữ giáp cốt.
Các nhà khảo cổ quốc tế và một số nhà khảo cổ Trung Quốc như Qiu Xigui  cũng không nhận có sự liên hệ giữa chữ giáp cốt và nền văn hóa Ngưỡng Thiều. Qiu Xigui (2000, tr.31) viết : “Chúng ta không có căn bản nào để nhận những hình vẻ trên đồ gốm, xương thú hay mai rùa là chữ viết và lý do nào để kết luận chúng là nguồn gốc của chữ viết đời nhà Thương”.
 Wilhelm G. Solheim II ở Đại học Hawaii quả quyết rằng nền văn hóa Hòa Bình là nguồn  gốc của nền văn hóa Ngưỡng Thiều.
Không một chữ viết của dân tộc nào gồm cả chữ viết theo vần mà không đi qua giai đoạn tượng hình lúc khởi sự phát minh chữ viết.
Kết luận là Người Tàu không phát  minh ra Lục Thư  và chữ Giáp Cốt.

Ai là tác giả của chữ giáp cốt? Chúng tôi phải nghiên cứu chữ viết của người Hòa Bình và người Đông Sơn vì chữ giáp cốt là sự phát triển cuối cùng của chữ Lạc Việt.


V- Chữ Viết Dân Hòa Bình, Chữ Giáp Cốt và Chữ Lạc Việt :
Chữ viết dân Hòa Bình có niên đại 8.000 trước Công Nguyên, chữ Giáp Cốt có niên đại 1.300 trước Công Nguyên (tức là 6.700 năm sau chữ dân Hòa Bình) và chữ Lạc Việt có niên đại 4.000 – 6.000 trước Công Nguyên, tức là ít nhất 2.700 năm trước chữ Giáp Cốt).
Khi thảo luận về nền văn minh cổ Á Châu trước 1900, các nhà khảo cổ Tây Phương chỉ biết có Trung Quốc và Ấn Độ thôi. Họ coi thường các nước khác trong vùng là lạc hậu và dã man. Bà Madelaine Colani (1866-1943), một nhà khảo cổ danh tiếng Pháp quốc đã đào quật nhiều hang động ở tỉnh Hòa Bình bắc Việt Nam. Bà thâu lượm nhiều chứng tích khác với các nền văn hóa trên thế giới. Bà liền đề nghị một Nền Văn Hóa Hòa Bình. Cả thế giới đều chấp nhận đề nghị của Bà. Chúng tôi xin kính cẩn nghiên mình trước di ảnh của Bà Madelaine Colani, người có công phát hiện lại nền văn hóa cổ nhất Á Châu và thế giới đã bị chôn vùi dưới đất sâu từ 8.000 năm đến 16.000 năm trước Công Nguyên. Bà cũng là một nhân chứng đầu tiên là người Tàu đã chiếm thu chữ viết của Việt tộc biến thành chữ Hán hơn 3.000 năm lịch sử.
Năm 1923, trong khi Bà đào quật trong vùng văn hóa Hòa Bình ở chân núi Lam Gan, Bà phát hiện được hai chiếc đĩa gốm nhỏ khắc hai chữ có dạng chữ Sĩ và chữ Thượng, nhưng niên đại của hai chiếc đĩa gốm đó là 8.000 trước Công Nguyên. Ở thời đó (8000 trước Công Nguyên) :
   a-Người Tàu chưa có chữ viết.
   b-Người Tàu chưa có mặt tại Á Châu.
   c- Không ai biết bộ lạc Tàu bán khai du mục với văn hóa truyền khẩu ở đâu cả.  
Hai chữ Sĩ và Thượng làm điên đầu các nhà khỏa cổ vì chữ Tàu chính thức nhìn nhận có vào 1300 trước Công Nguyên. Khi mới đào quật lên, hai chữ Sĩ và chữ Thượng này không được chú ý lắm vì bị lầm tưởng là hoa văn trang trí. Nhưng khi xét kỷ lại thì chúng có dạng chữ Sĩ và chữ Thượng trên bản Hán Tự Thượng Hải (Shanghai Chinese Scripts). Vậy chữ viết này phải là chữ viết của dân Hòa Bình (Bách Việt). Hai chữ Sĩ và chữ Thượng ở di chỉ khảo cổ Hòa Bình này chứng minh một cách tuyệt đối là người Tàu đã chiếm thu chữ viết của Việt tôc sửa đổi thành chữ Hán vì nhà Thương chiếm đất của dân Bách Việt năm 1600 trước Công Nguyên, tức là 6.700 năm sau chữ viết trên hai chiếc đĩa gốm nhỏ. Dưới đây là ảnh thực sự (Photo) của hai chữ Sĩ và chữ Thượng do Bà Colani phát hiện :
                               Chữ Thượng                                        Chữ Sĩ     

            Hình 2 : Hình (Photo) hai chiếc đĩa gốm nhỏ Madelaine Colani
                               đào quật ở Hòa Bình bắc Việt Nam năm 1923.

Hai chữ Sĩ và chữ Thượng này minh chứng cho giả thuyết của Giáo sư David Keightley (Berkely 1983) rằng : “Nền văn minh Trung Quốc không phát xuất từ phía bắc sông Wei (sông Vị) như đã lầm tưởng. Nó phát xuất từ phía nam sông Dương tử (Yangtze river). Sự phát triển của dân Việt và các dân lân cận khác cho thấy nguồn gốc văn hóa và thể thức từ đó nền văn minh sớm nhất của Trung Quốc được thành hình. Khảo cổ học, ngôn ngữ học và nhân chủng học cho phép đưa ra giả thuyết rằng một dân tộc phía nam Trung Quốc vào thời đồ đá mới (Neolithic) nắm giữ vai trò căn bản trong Trung Tâm Văn Hóa Hòa Bình đã di dân vào thiên kỷ thứ năm trước Công Nguyên qua tỉnh Szechwan đến bờ sông Wei lập ra nền văn minh thời đồ đá mới Trung Quốc (The Origin of the Chinese Civilization 1983, Đại học Berkely).
Giả thuyết này cho chúng tôi tin tưởng hơn rằng dân Hòa Bình đã để lại vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều những chữ giáp cốt hoàn hảo khi họ di dân qua đó.


VI- Chữ Viết Trên Đồ Đồng Đông Sơn và Chữ Lạc Việt :

Năm 1979, khi khảo sát những di vật thuộc văn hóa Đông Sơn do nhà khảo cổ Thụy Điển O. Janse khai quật ở Thanh Hóa, hiện để ở bảo tàng Guimet, Paris. Giáo sư Hà Văn Tấn thấy một công cụ bằng đồng mà các nhà khảo cổ quen gọi là lưởi cày cánh bướm, đặt trưng cho vùng sông Mã, có hai ký hiệu ở hai bên họng tra cán (Hình 3, hàng trên). Ký hiệu thứ nhất ở hàng
trên là chữ Tài (tài giỏi) và chữ thứ hai là chữ (công dụng).

                                                                         Mộc Mộc
                          Hình 3 : Hàng trên : Chữ viết trên lưởi cày cánh bướm Thanh Hóa                 
                                         Hàng dưới : Chữ viết trên cái qua sông Mã, Thanh Hóa
                                                              (Cặp thứ 4 là hai chữ Mộc)                                           

Giáo sư Vũ Thế Ngọc trình bày cách người Tàu sửa đổi chữ khoa đẩu Mộc thành chữ Đại triện (Hán) Mộc như sau : Họ thay thế vòng cong ngữa mặt lên trên bằng một nét thẳng nằm ngang và vòng cong úp mặt xuống bằng hai nét xéo ra hai bên. Nét giữa giữ nguyên (Hình 4).   


Chữ khoa đẩu Mộc                  Chữ Đại triên (Hán) Mộc
 
                        Hình 4 : Chữ khoa đẩu Mộc sửa thành chữ Đại triện (Hán) Mộc
        (Trích từ sách "Nghiên cứu chữ Hán và tiếng Hán Việt 1989" của Giáo sư Vũ Thế Ngọc,    
                                                              trang 280, cột 15)

                       

    Hình 5 : chữ khoa đẩu Mộc trong chữ giáp cốt đào quật lên năn 1899.
 (Cách tạo thành chữ hội ý từ chữ tượng hình Mộc (Cây). Chữ Lâm (rừng) do ghép hai chữ Mộc. Chữ Sâm (rừng rậm) do ghép ba chữ Mộc - Việt tộc có hai (2) cách viết chữ Sâm. Vậy dân Bách Việt phát minh Lục Thư).


Trong đồ đồng của Bảo tàng Lịch sử ở Việt Nam (Hà Nội), Giáo sư Hà Văn Tấn gặp một chiếc qua, một thứ vũ khí cổ, tìm được ở vùng sông Mã Thanh Hóa, trên thân có khắc năm ký hiệu. Giáo sư Hà Văn Tấn xác định “Chữ viết trên lưởi cày văn hóa Đông Sơn hẳn là chữ viết của người Việt cổ.”
Cái qua đồng vừa tìm thấy ở vùng sông Mã Việt Nam, lại vừa tìm thấy ở phía nam sông Dương tử.  Ông nghĩ rằng chữ viết trên cái qua là chữ viết của người Lạc Việt.  Thật vậy, chữ (a) trên (Hình 1b) là chữ khoa đẩu Mộc (cây) mà ta thấy ở cặp chữ thứ 4 trên (Hình 3) .  Ở Trường Sa (Hồ Nam), người ta tìm thấy trong một ngôi mộ Sở một con dao găm có cán hình người. Đó là sãn phẩm của văn hóa Đông Sơn. Giáo sư Hà Văn Tấn kết luận : “Ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn theo sông Nguyên, sông Tương lên đất Sở là rõ ràng”. Giờ đây có thể nói rằng Có một hệ thống chữ viết Việt cổ vào thời văn minh Đông Sơn phát triển rực rỡ ở thế kỷ IV trước Công Nguyên, trước khi người Hán vào xâm lược, đô hộ đất nước của người Việt cổ hơn một nghìn năm, và đến năm 989 đã bị đánh đuổi về phương Bắc.”.

Kết luận : Chữ Mộc tìm thấy trên cả các đồ đồng Đông Sơn (2000 trước Công Nguyên) và chữ Lạc Việt (4000 – 6000 trước Công Nguyên) ở Bình Quả Quảng Tây là một thứ chữ. Chúng là chữ khoa đẩu của dân Lạc Việt (Bách Việt). Chữ giáp cốt và Lục Thư do dân Lạc Việt phát minh và để lại tại vùng văn hóa Ngưỡng Thiều.  




VII- Chữ Việt Tộc Tìm Lại ở Tỉnh Vân Nam Trung Quốc năm 2010 :

Trong công cuộc chiếm thu chữ viết của Việt tộc, Chu Tuyên Vương (827 – 782 trước Công Nguyên) sai Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu (14VN) đặt ra lối chữ Đại triện (chữ Hán) để viết sử Tàu. Chúng tôi tìm lại được nhiều bằng chứng của sự tráo đổi này ở các chùa nhỏ ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc năm 2010 (Hình 6) :


                                     a                    b                      c
                           Hình 6 : a = Chữ khoa đẩu "Phật"
                                                   b = Chữ khoa đẩu "Phật" sửa thành chữ Hán "Phật".   
                                                   c = Chữ Hán "Phật" hiện đại.


Người Bắc Kinh đọc chữ 6a và 6b là “Phỏ”. Người Quảng Đông đọc chữ 6a và 6b là “Phật” như người Việt Nam đọc vậy. Người Bắc Kinh, Quảng Đông và Vân Nam nhìn nhận 6a và 6b là chữ Hán cổ. Chữ 6b và 6c giống nhau hoàn toàn trừ 6b là chữ viết tay và 6c là chữ in.

Du Miên tác giả sách “Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” viết “Vân Nam là xứ mà truyền thuyết nói rằng Mẹ Âu Cơ dẫn năm mươi con lên núi”. Cổ sử Tàu chép dân Điền Việt (một nhóm Bách Việt) sinh sống ở Vân Nam. Chữ khoa đẩu “Phật” bắt đầu bằng hai sổ thẳng đứng nối nhau ở đầu trên. Một trong hai nét thẳng đứng đó bị thay thế bằng một phảy từ trái sang phải nằm trên nét thẳng đứng còn lại. Cách sửa đổi này cũng tìm thấy trong 28 chữ khác trong 1.000 chữ khoa đẩu mẩu của sách Nghiên cứu chữ Hán và tiêng Hán Việt 1989 của Giáo sư Vũ Thế Ngọc. Lệnh của Chu Tuyên Vương sai Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ Đại triện (14VN) hoàn toàn ăn khớp với cách sửa đổi chữ khoa đẩu “Phật”
thành chữ Hán “Phật” trình bày ở đây.






VIII- Lổ Hỏng Lịch Sử Trung Quốc :

Chúng tôi nhận thây có nhiều điều trong đời sống hằng ngày vào thời đó cho phép đưa đến kết luận là chữ viết Việt, văn hóa Việt và ngôn ngữ Việt đã được xữ dụng trên toàn thể Trung Nguyên với vài thay đổi tùy theo mức độ pha chủng và kết hợp văn hóa khác nhau. Chứng cứ là :

   a-Các học giả trước, đồng thời và sau Khổng Tử đều thông thạo chữ khoa đẩu.
   b-Nhiều sách giá trị viết bằng chữ khoa đẩu như Kinh Thư, phần Ngu (Đế Thuấn), Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh vân… vân…
   c-Khổng Tử dẫn học trò đi chu du các nước Lỗ, Sở, Ngô, Việt, Tần , Tề…để phổ biến tư tưởng của ngài và xin phục vụ cho các vương quốc đó. Nếu họ không có cùng một chữ viết và ngôn ngữ thì Khổng Tử phổ biến tư tưởng của ngài cho ai và phục vụ cho vương quốc nào?
   d-Tất cả học giả ở các nước đó đều thấm nhuần tư tưởng của ngài là chứng cứ không chối cải được của cái chữ viết chung, tiếng nói chung và văn hóa chung.

Cảm nghĩ của chúng tôi được Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia chứng nhận với bài viết “Chữ Hán và Ký tự (Chinese Scripts and Symbols)” : “…trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất chữ viết năm 221 trước Công Nguyên, các nước ở Trung Nguyên  (China)  cùng một thứ chữ viết mà họ có thể hiểu lẫn nhau (mutually comprehensible) với một số chữ viết ngoại lệ cho riêng mổi nước (deviations)”

Vậy Tần Thủy Hoàng không tiêu diệt chữ viết nào cả mà chỉ sai Thừa Tướng Lý Tư chỉnh đốn lại chữ viết cho thống nhất, giải thích cách cấu tạo và định nghiã  các chữ viết ngoại lệ của các nước đó thôi. Ông “quy định” dùng Nhã Ngữ để thống nhất hóa tiếng nói và chữ viết cho toàn thể Trung Quốc..Bài viết này chứng minh một cách trong sáng là chữ viết Việt, ngôn ngữ Viêt và văn hóa Việt được xữ dụng trên tất cả các nước ở Trung Nguyên.  Nói một cách khác, bình rượu là Tàu, rượu bên trong bình là Việt tức là chữ viết, ngôn ngữ và văn hóa là Việt.

 Phát hiện chữ Lạc Việt năm 2011 một lần nữa chứng minh sự thật này. Hội Nghiên cứu văn hóa Lạc Việt phát biểu ý kiến “Phát hiện chữ Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, văn hóa Lạc Việt là trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa”.

Trong chiến dịch lấy chữ Việt tộc biến thành chữ Hán, người Tàu đã tiến hành một kế hoạch trường kỳ qua nhiều ngàn năm :

   1-Họ khởi sự bằng cách tráo đổi chữ Việt bộ Mễ thành chữ Việt tượng hình cái Rìu đời Thương với ý đồ gây ảo tưởng là người Tàu cũng có chữ tượng hình. Sự thật là họ chỉ khéo léo lấy phần dưới của chữ tượng hình Việt bộ Mễ mà tạo ra chữ Việt hình cái rìu đời Thương.
   2-Sự giả tạo chữ tượng hình cái rìu đời Thương có vẽ thành công, nên Chu Tuyên Vương (827-782 trước Công Nguyên) sai Thái sử Trửu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ Đại triện để viết sử Trung Hoa 2.827 năm trước khi chữ giáp cốt được đào quật lên năm 1899.
   3-Khổng Tử từng tự nhận ngài không sáng tạo ra điều gì mới cả mà chỉ lập lại lời của tiền hiền đã truyền ra, viết lại (san định) các sách quan trọng của Việt tộc như Kinh Thư, Tả Truyên,  Luận Ngữ, Hiếu Kinh vân…vân… . Các sách đó do các tiền hiền Bách Việt viết để lại cho con cháu hậu thế. Nhưng người Tàu cho là tư tưởng của Khổng Tử.
   4-Nhà Chu đổi Kinh Dịch thành Chu Dịch.
   5-Tần Thủy Hoàng đốt sách và chôn sống Nho sĩ nào cố cất giữ sách viết bằng chữ khoa đẩu. Tần Thủy Hoàng biết là tội cất giữ sách cổ không đáng là tội bị chôn sống. Nhưng ông vẫn thi hành hành phạt bạo tàn ấy vì một âm mưu thâm hiểm nào đó.
   6-Giới sử học Trung Quốc đều cho rằng tổ tiên của dân Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết.  Cái đòn tuyên truyền dối trá nhồi sọ này không làm nãn lòng dân Lạc Việt.
   7-Cuối cùng Mã Viện tiêu diệt chữ Việt tộc cùng đổi tên chữ vuông tượng hình trong Bộ Việt Luật thành chữ Hán.





XI- Kết Luận :

Sự phát hiện chữ viết người Lạc Việt ở Quảng Tây có thể ví với sự động đất rất mạnh trên lảnh thổ văn hóa Trung Quốc thay đổi hoàn toàn quan niệm sai lạc mà người Tàu đã cố tạo dựng lên trên 3.000 năm lịch sử. Đó là một ngọn sóng thần  quét sạch ra bể Đông những lớp bụi mờ bao phủ  lịch sử thật của Việt tôc. Chữ viết Lạc Việt chứng minh Việt Tuyệt thư là đúng như ông Đổ Thành người Triều Châu đã viết trong “Bách Việt Sử : Những Lớp Bụi Mờ của Lịch Sử”. Ông kết luận : “Quá nhiều bằng chứng và
quá rõ ràng là trước đây từ Hán, Tần, Xuân Thu Chiến Quốc, Chu, Thương, Hạ, Ngũ Đế, Tam Hoàng, vân…vân…  xa xưa, văn hóa và ngôn ngữ là Việt.

Chữ viết Việt tộc là chữ cổ nhất thế giới với niên đại từ 12.000 năm đến 15.000 năm trước Công Nguyên. Chữ viết cổ thứ hai là chữ viết Sumérien (Lưởng Hà hay Iraque hiện tại) với niên đại 3100 năm trước Công Nguyên. Chữ viết Ai Cập xuất hiện ít lâu sau chữ Sumérien.

Chữ Hán (827 trước Công Nguyên) có nguồn gốc từ chữ Lạc Việt (15.000 năm trước Công Nguyên). 

Bây giờ đã đến lúc Hàn Lâm Viện Bắc Kinh cố gắng vô tư trong vấn đề giải quyết sự thật lịch sử  Chữ Hán hay Chữ Lạc Việt”.

Chúng tôi luôn luôn tôn trọng sự thật và nền văn hóa cao siêu của Trung Quốc. Chúng tôi cũng khiêm tốn và nhẫn nại chờ đợi câu trả lời dứt khoát của Hàn Lâm Viện Bắc Kinh.









   



1 comment:

  1. Kết hợp lại với sử thuyết Nguyễn Quang Nhật, Bách Việt trùng cửu thì rõ ràng hơn Hạ, Thương, Chu, Tần đều là Bách Việt. Khổng Tử vốn dân Bách Việt hoặc có thể khẳng định các triều đại đó đều là triều đại Hùng Vương như sử thuyết của Nguyễn Quang Nhật. Tuy nhiên, không fải Hùng triều nào cũng được lòng đại chúng nói chung hay Lạc Việt nói riêng.

    ReplyDelete